Massage Ha Noi 1

Massage Hà Nội, Massage thư giãn, Massage xả stress, Địa chỉ massage tại Hà Nội, Kỹ thuật massage, Học massage, ...

Massage Ha Noi 2

Massage Hà Nội, Massage thư giãn, Massage xả stress, Địa chỉ massage tại Hà Nội, Kỹ thuật massage, Học massage, ...

Massage Ha Noi 3

Massage Hà Nội, Massage thư giãn, Massage xả stress, Địa chỉ massage tại Hà Nội, Kỹ thuật massage, Học massage, ...

Massage Ha Noi 4

Massage Hà Nội, Massage thư giãn, Massage xả stress, Địa chỉ massage tại Hà Nội, Kỹ thuật massage, Học massage, ...

Massage Ha Noi 5

Massage Hà Nội, Massage thư giãn, Massage xả stress, Địa chỉ massage tại Hà Nội, Kỹ thuật massage, Học massage, ...

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Massage có tác dụng như thuốc giảm đau

Các nhà khoa học ở Cannada đã khám phá ra rằng xoa bóp có khả năng giảm đau cơ, giảm viêm ở cấp độ phân tử không thua gì tác dụng của thuốc giảm đau.

Massage có tác dụng như thuốc giảm đau - massagehanoi.com


Theo Reuters, để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã mời những tình nguyện viên tham gia thí nghiệm bằng cách để họ vắt kiệt sức với xe đạp thể thao.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã xoa bóp một chân ngẫu nhiên của mỗi tình nguyện viên. Sau đó, họ tiến hành lấy mẫu sinh thiết ở cả hai chân trong 3 lần: trước khi xoa bóp, sau khi xoa bóp 10 phút và khoảng 2 tiếng rưỡi sau khi hồi phục để so sánh.

Kết quả cho thấy liệu pháp xoa bóp đã giúp giảm bớt tác dụng của cytokine, một phân tử đóng vai trò truyền tin của hệ thống miễn dịch, tham gia vào việc gây viêm, đau.

Liệu pháp xoa bóp còn thúc đẩy sự tăng trưởng của các ty thể, bào quan cung cấp năng lượng cho mọi quá trình trao đổi chất của tế bào.

Các nhà khoa học kết luận rằng tác dụng của liệu pháp xoa bóp cũng tương tự như dùng thuốc giảm đau.

Tiến sĩ Mark Tarnopolsky, từ Trường ĐH McMaster ở Canada, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Những ích lợi của liệu pháp xoa bóp có thể áp dụng cho nhiều đối tượng như người già, người bị tổn thương cơ bắp hoặc bị viêm cơ mãn tính. Nghiên cứu này đã cung cấp các bằng chứng cụ thể rằng các liệu pháp như xoa bóp có thể được khuyến khích sử dụng rộng rãi trong y tế”.

Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải tên tờ tạp chí khoa học chuyên về y khoa Science Translational Medicine.

Mới đây, Trung tâm điều trị ung thư The Royal Marsden NHS Trust ở London đã tiến hành áp dụng liệu pháp xoa bóp để xoa dịu các cơn đau ở bệnh nhân ung thư, giúp họ giảm đau đớn và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Người đại diện của tổ chức này cho biết: “Xoa bóp có thể giúp các bệnh nhân đối phó với sự đau đớn, cứng cơ, khó thở, lo lắng và mệt mỏi”.

Các loại hình massage và tác dụng đối với cơ thể

Lâu nay, chúng ta vẫn thường hay nhắc đến tác dụng của massage đối với sức khỏe con người… đặc biệt, chị em thường lựa chọn hình thức này để thư giãn, làm đẹp….Tuy nhiên, massage thực sự hữu ích như thế nào? Những lưu ý khi sử dụng loại hình massage ra sao?
Massage là gì?
Massage là một nghệ thuật tác động lên cơ thể bằng tay hay bằng các phương tiện kỹ thuật khác, nhằm mục đích thư giãn, phục hồi và tăng cường sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh.
Nghệ thuật massage còn được gọi nôm là xoa bóp bởi vì nó bao gồm những kỹ thuật cơ bản như: xoa bóp, day ấn, nhào vuốt.…


Massage là một nghệ thuật tác động lên cơ thể (Ảnh minh họa)
Lịch sử ra đời massage
 Ai Cập - La Mã cổ đại
Massage được coi là một trị liệu (therapy) cổ xưa nhất của loài người. Từ 5000 năm trước, người Ai Cập đã biết massage để phòng ngừa và chữa bệnh.
Kim tự tháp Shakka (Ai Cập) đã từng là trung tâm chữa bệnh của thế giới cổ đại, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết dùng massage để săn sóc cho cơ thể. Ngày nay, trên các bức tường của kim tự tháp còn lưu giữ những hình ảnh thể hiện công việc massage.
Châu Phi - Các nước phương Đông
Người châu Phi có truyền thống kết bện tóc, giựt tóc như một hình thức massage và vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.
Ở phương Đông, massage đã được phổ biến hàng ngàn năm trước công nguyên với những chiêu thức kỹ thuật hết sức độc đáo và hiệu quả.
Đầu thế kỷ XIX, Henrick Ling (Thụy Điển) đã kết hợp các hình thức thể dục và vật lý trị liệu với các kỹ thuật massage Trung Hoa, Ai Cập, La Mã, Hy Lạp để sáng tạo ra các nguyên tắc cơ bản trong massage trị bệnh và tập luyện cơ, khớp mà vẫn được áp dụng cho tới ngày nay.
Những năm 70 của thế kỷ XX, George Downing (Mỹ) đã tạo ra bước nhảy vọt khi đề ra nguyên lý massage trị liệu căn bản, kết hợp với kỹ thuật phương Đông và phương Tây, bao gồm cả Shiatsu và phương pháp phản xạ để tác động trên toàn cơ thể người trên các phương diện: thể xác, tinh thần, trạng thái cảm xúc.
 
Massage có từ thời Ai Cập cổ đại (Ảnh minh họa)
Thời gian massage
Tối thiểu: 30 phút (massage từng khu vực: chân, tay, mặt…)
Tối đa: 60 đến 90 phút (massage toàn thân)
Ưu điểm của massage
Đơn giản, hiệu quả.
Phạm vi chữa bệnh rộng.
Khả năng phòng bệnh tốt.
Có thể dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào và không bị lệ thuộc vào các phương tiện khác.
Các loại hình massage
1. Theo vùng cơ thể làm massage:
+ Massage đầu, mặt, cổ.
+ Massage lưng.
+ Massage bụng.
+ Massage tứ chi.
+ Massage toàn thân.
2. Theo phương tiện kỹ thuật:
+ Massage bằng tay (gọi là xoa bóp theo qui định của ngành y tế Việt Nam) với các kỹ thuật cơ bản: xoa vuốt, day miết, nắn bóp, gõ chặt, rung lắc.
+ Massage nước: nhờ vào tác động cơ học trực tiếp của sức nước lên cơ thể, từ đơn giản như vòi nước tắm đến hồ tạo sóng (jacuzzi).
 
Massage bằng tay, nhiệt, nước, dụng cụ cổ truyền…(Ảnh minh họa)
+ Massage bằng dụng cụ thủ công cổ truyền: con lăn, bàn gỗ, que gõ, bàn chà.v.v…
+ Massage nhiệt: nhờ tác dụng của nhiệt lên da như tắm nóng lạnh, quấn nóng lạnh, các loại tắm hơi, xông hơi (sauna, steambath), giác hơi.v.v…
+ Massage dầu (oil massage – aromatherapy) sử dụng các loại dầu thơm hương liệu để nhờ động tác massage làm cho hương liệu thấm vào da và cơ thể, tăng cường nuôi dưỡng và kích thích trẻ hóa da (hương liệu chủ yếu được pha chế từ các hoạt chất thảo mộc thiên nhiên, tinh dầu hoa lá cỏ cây…).
3. Phân loại theo mục đích:
+ Massage phòng bệnh.
+ Massage điều trị bệnh.
+ Massage chăm sóc thẩm mỹ.
Tác dụng của việc massage
1. Đối với da và tổ chức dưới da:
Massage kích thích các thụ cảm thần kinh qua phản xạ làm giãn nở các mạch máu dưới da, tăng cường lưu lượng máu nuôi cơ thể.
Massage giúp da phục hồi và tăng tính mềm mại, tươi mới…(Ảnh minh họa)
Các tác động massage gây tác dụng cơ học trực tiếp kích thích tuần hoàn và chuyển hóa chất các mô cơ thể.
Làm cho da và tổ chức dưới da tăng cường hô hấp bài tiết các chất có hại, lưu thông các tuyến (mồ hôi, tuyến bã,…)
Làm cho da phục hồi và tăng tính mềm mại, đàn hồi, tươi mới.
2. Tác dụng với cơ:
Làm tăng năng lực hoạt động (sức bền) của cơ, sự mệt mỏi chóng hồi phục.
Massage ảnh hưởng tốt đến trạng thái teo cơ, làm glycogen tích lũy tăng, cơ được nuôi dưỡng tốt.
3.Tác dụng với gân, khớp:
Massage làm tăng tính co giãn, tính hoạt động của gân, dây chằng.
Thúc đẩy việc tiết dịch trong ổ khớp và tuần hoàn quanh khớp, tiêu trừ được hiện tượng hoạt dịch ứ trệ và hiện tượng túi dịch ở khớp xương sưng to.
 
Massage làm tăng tính đàn hồi cho gân, dây chằng….(Ảnh minh họa)
Cải thiện được sự lưu thông của máu và bạch huyết ở chung quanh khớp xương và gân.
4. Tác dụng với tuần hoàn:
Đối với động lực máu, massage có tác dụng tốt với tim, giảm gánh nặng cho tim, do làm giãn mạch (nên giảm trở lực trong mạch) và trực tiếp thúc đẩy máu tuần hoàn nhanh.
Đối với huyết áp, khi tăng cường massage ở đầu và nửa người phía trên rất dễ làm cho huyết áp tăng lên, ngược lại massage nửa người dưới có thể làm cho huyết áp hạ xuống.
Massage đốt sống cổ 2, 3 sẽ làm hạ huyết áp, massage đốt sống lưng 6, 7 có thể làm tăng huyết áp. Đối với thành phần máu, trong khi massage, số lượng hồng cầu, tiểu cầu hơi tăng, massage xong lại trở về như cũ.
5.Tác dụng với hô hấp:
Khi massage ở ngực, người bệnh thở sâu lên, có thể do trực tiếp kích thích vào thành phần ngực và do phản xạ thần kinh. 
Nếu massage nhẹ các đốt sống cổ 4, 5 sẽ gây co phổi, massage các đốt sống lưng 6, 7, 8 sẽ làm giãn phổi, do đó có thể dùng massage để chữa các bệnh phế khí thủng, hen phế quản, xơ cứng phổi… để nâng cao chức năng thở và ngăn chặn sự suy sụp của chức năng thở.
6. Tác dụng với hệ thần kinh:
Massage kích thích tăng cường phản xạ.
Tăng hoạt động dẫn truyền của hệ thần kinh.
Tăng cường chức năng dinh dưỡng của thần kinh.
Tăng cường hoạt động thần kinh trung ương.
7. Tác dụng với hệ thống cơ quan vận động
Tăng cường dinh dưỡng.
Tăng cường phản xạ.
Tăng cường độ vận động (tăng khối lượng vận động và độ bền)
8. Tác dụng khác:
Ngoài các tác dụng phòng bệnh và tăng cường sức khỏe, massage còn được áp dụng trong điều trị nhằm phục hồi chức năng như trong nội khoa, thần kinh, chấn thương chỉnh hình và chữa bệnh trực tiếp như bấm huyệt…
Lưu ý khi thực hiện massage
+ Nhân viên massage phải là những người có chuyên môn và được đào tạo massage bởi các cơ sở y tế, các trung tâm massage được cấp giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước…
 
Nhân viên massage là người có chuyên môn và được đào tạo cơ bản (Ảnh minh họa)
+ Massage không đúng có thể gây chấn thương hoặc nguy hiểm cho cơ thể, nhất là khi dùng máy móc (điện giật, bỏng da, kích thích quá mức gây rung giật…) và có thể gây tổn thương cho da với nhiều mức độ khác nhau khi dùng các mỹ phẩm trong massage  một cách thiếu hiểu biết.
Lời kết:
Một cơ thể khỏe mạnh và đời sống tinh thần thoải mái, lành mạnh là mong muốn của tất cả mọi người. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, áp lực về công việc, cuộc sống, những câu chuyện buồn, vui….đã tác động đến tâm lý cũng như sức khỏe của mỗi người. 
Qua lịch sử tồn tại và phát triển, massage đã trở thành một lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hết sức đa dạng và phong phú. Massage - một liệu pháp đơn giản nhưng hiệu quả sẽ giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức khỏe, đặc biệt massage thẩm mỹ giúp phái nữ giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân của làn da và vóc dáng.
Tuy nhiên, khi massage, chúng ta cần lưu ý lựa chọn những địa điểm có uy tín và chuyên môn cao để đảm bảo việc massage đúng khoa học, kỹ thuật..

KỸ THUẬT MASSAGE CHÂN HIỆU QUẢ

KỸ THUẬT MASSAGE CHÂN HIỆU QUẢ - massagehanoi.com

- Khi massage chân bạn cần đảm bảo cơ thể cũng phải được thư giãn hoàn toàn, luôn giữ tâm trạng và tinh thần một cách thoải mái và thanh thản.

-  Nếu bạn thực hiện với một người khác thì hãy để người được massage ngồi trên một chiếc gối êm dựa trên ghế sofa hoặc trên giường nệm. Còn nếu thực hiện một mình thì hãy để mình ngồi trên một chiếc ghế thật rộng rãi, thoải mái để có thể thực hiện các động tác một cách dễ dàng, thuần thục.

- Khi dùng tinh dầu  thì nên thoa đều trên tay cho đến khi nóng ấm rồi mới bắt đầu massage lên chân.

Các bước massage:

Bước 1:

Massage chân: Thư giãn tuyệt đối!, Làm đẹp, massage chân, thư giãn, đôi chân, dưỡng chân, chăm chân, dầu massage

Đầu tiên hãy kích thích và làm ấm dần đôi bàn chân. Hãy giữ đôi chân vào trong lòng bàn tay. Dùng ngón tay cái bắt đầu massage nhẹ nhàng, chậm rãi từ phía trên đầu ngón chân sau đó trượt ra phía sau bàn chân rồi đi lên phía mắt cá chân. Từ đó bạn lại trở về nơi các ngón chân. Lặp lại động tác này khoảng 3 – 5 lần.

Sau khi thực hiện xong ở đầu chân, bạn lặp lại những động tác như cũ bắt đầu từ phía dưới bàn chân đi lên.

Bước 2: Xoay mắt cá chân

Massage chân: Thư giãn tuyệt đối!, Làm đẹp, massage chân, thư giãn, đôi chân, dưỡng chân, chăm chân, dầu massage

Bạn đặt một bàn tay ở phía dưới gót, phía sau mắt cá chân – chỗ nối giữa bàn chân và chân.

Bàn tay còn lại bạn túm lấy bàn chân rồi xoay tròn, thực hiện động tác nhẹ nhàng, 3 – 5 lần cho mỗi lần xoay.

Lặp lại vài lần, độ cứng của các khớp bàn chân sẽ được giảm thiểu, trở nên mềm mại hơn. Động tác này đặc biệt tốt đối với những người có các chứng bệnh liên quan đến viêm khớp.

Bước 3: Nắm vuốt các ngón chân

Massage chân: Thư giãn tuyệt đối!, Làm đẹp, massage chân, thư giãn, đôi chân, dưỡng chân, chăm chân, dầu massage

Ngón chân cũng như ngón chân, rất nhạy cảm khi được chạm vuốt chính vì vậy động tác này sẽ giúp ngón chân được thư giãn hoàn toàn.

Một bàn tay nắm lấy giữa chân, từ dưới lên. Tay còn lại giữ lấy ngón chân bằng ngón tay cái và ngón tay giữa, bắt đầu từ ngón cái.

Bạn thực hiện những động tác nhẹ nhàng, chậm rãi để kéo ngón chân ra, trượt các ngón tay về phía đầu sau đó lại quay trở lại.

Lặp lại khoảng vài lần cho mỗi ngón chân.

Bước 4:

Massage chân: Thư giãn tuyệt đối!, Làm đẹp, massage chân, thư giãn, đôi chân, dưỡng chân, chăm chân, dầu massage

Một tay nắm phía sau mắt cá chân. Dùng các ngón tay còn lại trượt giữa các khe của ngón chân, từ phía trước ra phía sau. Lặp lại khoảng 3 – 5 lần.

Bước 5:

Massage chân: Thư giãn tuyệt đối!, Làm đẹp, massage chân, thư giãn, đôi chân, dưỡng chân, chăm chân, dầu massage

Một tay nắm giữa phía sau mắt cá chân. Tay còn lại bạn dùng lực của má trong bàn tay để trượt từ đầu đến cuối bàn chân. Lặp lại khoảng 5 lần. Tuy nhiên bạn cũng chú ý không nên được sử dụng một lực quá mạnh, chỉ ở mức độ vừa phải.

Bước 6:

Bạn quay trở lại với bước 1. Vì đây là động tác tốt cho việc bắt đầu hay kết thúc của quá trình massage.

Trong quá trình massage đừng quên cho thêm tinh dầu để tăng thêm độ trơn trong quá trình massage nhé 

Công thức để massage đối với những đôi bàn chân đau nhức và rất mệt mỏi:

Chuẩn bị:

2 thìa (khoảng 10ml) dầu jojoba, oliu hoặc dừa

3 giọt tinh dầu hoa oải hương

1 giọt tinh dầu cây phong lữ

Thực hiện:

- Trộn đều tất cả các thành phần trên vào một chiếc bát nhỏ.

- Bạn hãy dùng khoảng 1 thìa trên, xoa đều trên tay, trước khi massage cho chân hãy hít thật sâu để được thư giãn hoàn toàn. Sau đó bạn thực hiện các động tác massage chân như trên và hiệu quả là cảm giác được thư giãn và đôi chân cũng trở nên mềm mịn, mượt mà hơn.

MASSAGE NGHĨA LÀ GÌ?

massage, dia chi massage ha noi, massagehanoi.com

Trong suốt lịch sử lâu dài của loài người, mong muốn được trường thọ và nâng cao sức khỏe bao giờ cũng là động lực lớn lao cho việc tìm tòi ra các phương pháp nhằm tìm hiểu cơ chế hoạt động của cơ thể cũng như nâng cao hoạt động của thể chất ở mức tốt nhất.
Massage là một trong những hình thức chăm sóc sức khoẻ cổ xưa và đơn giản nhất, ra đời khoảng 3000 năm trước Công nguyên trong một cuốn sách cổ xưa của Trung Quốc. Massage chủ yếu giúp mọi người chữa được những chấn thương, những vết đau và trấn an tinh thần. Đây là những đúc kết mà con người đã học được từ các cách xoa bóp những nơi có hiệu quả tác động đến việc chữa bệnh.
Nguồn gốc của từ Massage là theo tiếng Arập “mass~h”, nó có nghĩa là ấn nhẹ (to press gently). Khi massage đã trở thành phổ biến, nó đã có được nhiều hình thức mới, chia làm nhiều trường phái. Từ thời xưa, sớm nhất là loại hình massage của Trung Quốc dựa trên nguyên tắc cân bằng âm dương, vận khí trong cơ thể con người. Sau đó massage được các nhà sư Nhật đem về nước mình phát triển massage theo hướng chuẩn đoán và chữa trị gọi là Shiatshu với Shi nghĩa là ngón tay (finger) và atsu nghĩa là sức ép (pressure).
Ở phương Tây, massage được Những người Châu Mỹ bản địa sử dụng massage với thảo mộc, người Hy Lạp cổ sử dụng massage như những kỹ thuật phát triển để giúp những lựs sĩ và người Roman cũng học những kỹ thuật này của người Hy Lạp. Hippocrates (từ năm 460 đến năm 377 trước công nguyên), cha đẻ của Y học, dùng thảo dược với dầu và kỹ thuật massage để chữa bệnh.
Và cha đẻ của massage hiện đại Pehr Henrik Ling, đã thành lập Royal Central Institute of Gymnastics ở Thuỵ điển năm 1813. Ông ta đã chính thức hoá hàng loạt những động tác và kỹ thuật massage và chúng được biết đến như là kỹ thuật massage Thụy điển.
Từ đó massage được nhìn nhận như là một trợ giúp hữu hiệu và tồn tại được trong ngành y khoa hiện đại.

Hiện nay massage đã được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực liên quan đến ngành y mà đặc biệt là trong lĩnh vực làm đẹp và trị liệu tại các spa. Massage đã được chia ra thành các loại hình đặc thù khác nhau và có công dụng khác nhau như:
1. Massage Thụy Điển:là nền tảng của các loại massage phát triển dựa trên các động tác chính như: Xoa vuốt, nhào nặn, Day ấn, Bấm chặt đấm vỗ, Rung. Cách thực hiện chủ yếu là những động tác xoa bóp và nhấn vào các cơ bắp trên cơ thể một cách mềm mại và chậm rãi, nhẹ nhàng kết hợp các tinh dầu giúp cho tinh thần hưng phấn. Phương pháp này thích hợp với những người không chịu đựng được sự va chạm mạnh. Chuyên viên massage tác động bằng các đường miết dài kết hợp với xoa bóp nhẹ và khoanh vùng nhỏ thông qua lớp khăn lông trung gian tạo cảm giác thoải mái. Những động tác này nhằm giải tỏa sự căng cơ, co cơ giúp giảm đau, làm đẹp da nhờ máu lưu thông tốt hơn.Giúp cho bạn có làn da mềm mại, trơn mịn, cơ thể khỏe mạnh, giải trừ bệnh tật
2. Massage Thái:là phương pháp trị liệu truyền thống của Thái Lan tác động vào khoảng 10 mạch năng lượng chính khắp cơ thể. Tùy theo thể trạng của từng người, các chuyên viên sẽ dùng ngón tay, bàn tay, bàn chân, khủy tay nhẹ nhàng ấn các huyệt kết hợp với lực của đôi bàn tay căng cơ các phần cơ bắp. Có tác dụng chữa một số bệnh như: đau đầu, lưng, thần kinh tạo, đau bụng, đường ruột hoặc các bệnh về tuần hoàn, hô hấp.
3. Massage Nhật( hay còn gọi là massage Shiatshu): loại hình massage này rất mạnh mẽ và tinh tế. Nhân viên kỹ thuật sẽ sử dụng cả bàn tay, đầu gối, khuỷu tay và bàn chân để tác động lên các mạch năng lượng trên cơ thể. Kỹ thuật dùng lực từ ngón tay cái để ấn vào huyệt và mạch này trong một khoảng thời gian quy định, làm khí huyết ngưng trệ lại và sau khi thả ra sẽ tạo ra một dòng khí huyết mạnh mẽ hơn, cuốn trôi mọi tắc nghẽn, điều hòa sự cân bằng trong cơ thể. Giúp phục hồi tâm sinh lý, tăng sức đề kháng và duy trì sự dẻo dai.
4. Massage đá :Phương pháp này đang trở thành kiểu massage thịnh hành hiện nay. Hình thức thực hiện là sử dụng các loại đá khác nhau về kích thước, loại hình và nguồn gốc để truyền dẫn sức nóng hay lạnh (tùy theo nhu cầu) vào những vị trí nhất định trong cơ thể, tạo ra hiệu ứng nhiệt trị liệu, tác động vào các huyệt đạo cũng như năng lượng trên cơ thể, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, hút độc tố ra khỏi cơ thể, cân bằng khí huyết.
5. Massage chân:Theo quan niệm của Đông y thì bàn chân là nơi phản ánh các lục phủ ngũ tạng của cơ thể. Nên khi massage chân sẽ tác động trực tiếp lực và cân bằng khí cho các cơ quan, đẩy mạnh sự hoạt động và trao đổi chất của các bộ phận, tăng cường khí huyết lưu thông, giảm căng cơ, mệt mỏi.
6. Massage Hàn Quốc:đây là loại hình massage thư giãn rất nhẹ nhàng giúp ổn định tâm lý, giảm căng thẳng mệt mỏi trong cơ thể rất hữu hiệu. Với những động tác day ấn tròn, ngang và dọc cơ lưc, day ấn đẩy lực, nguồn năng lượng mới sẽ được đẩy vào các cơ quan chính trong cơ thể, giúp thư giãn, đẩy các ứ trệ, tăng sinh lực và đẩy các độc tố ra khỏi cơ thể.
Với một lịch sử lâu dài được đúc kết, Massage thực sự có những tác dụng rất tốt cho sức khỏe:
- Giảm tình trạng căng cơ: Khi chúng ta bị tình trạng căng cơ xảy ra thường xuyên sẽ làm chậm sự lưu thông máu ở những vùng căng cơ. Massage có thể làm giúp thư giãn cũng như làm săn chắc cơ bắp.
- Tăng cường tuần hoàn máu: Lượng ôxy trong máu có thể tăng 10 – 20% sau khi cơ thể được massage. Điều này có nghĩa là máu vận chuyển trong toàn cơ thể và nhất là trong các cơ quan nội tạng cao.
- Giảm đáng kể tình trạng tăng xông đối với những bệnh cao huyết áp.
- Thư giãn, săn chắc cơ, tăng lượng endorphins có lợi trong cơ thể, làm săn chắc da.
- Tăng cường khả năng miễn dịch và khả năng phục hồi sức khoẻ sau khi phẫu thuật.
- Loại bỏ các độc tố như acid lactic, acid uric trong cơ thể.
- Có thể chữa được chứng mất ngủ mãn tính.
Bất cứ khi nào mệt mỏi, căng thẳng chúng ta có thể massage.